[School – Pháp luật] Bài tập chia thừa kế
Chuẩn bị thi và mấy anh chị em trong lớp cãi nhau về cái dạng bài tập chia thừa kế rất sôi nổi nhưng lại có nhiều điểm trái chiều. Ban đầu mềnh cũng có những ý kiến không đúng lắm. Do vậy đã đi đọc, sưu tầm một số dạng bài tập quen thuộc dễ vào trong đề thi. Sau một hồi ngẫm nghĩ trong đêm đã có thể nói là hiểu về cách làm.
[qads]
- Các bước làm bài tập chia thừa kế
- Những lưu ý khi chia thừa kế theo di chúc
- Những lưu ý khi chia thừa kế theo pháp luật
- Một số ví dụ
Cập nhật ngày 28/05/2015: Do ý kiến phải hồi của một số bạn góp ý về cách làm VD2 nên mình đã hỏi lại các thầy cô và sửa lại như dưới đây. Rất cảm ơn các bạn đã góp ý.
Để có thể làm chính xác bài tập dạng này các bạn nên đọc những phần lý thuyết dưới đây trước rồi hãy đi vào làm ví dụ. Bài viết này có sự tham khảo về cách làm của trang thongtintuvanphapluat.blogspot.com
Các bước làm bài tập chia thừa kế
Bước 1: Vẽ sơ đồ phả hệ.
Đây là bước không cần thiết trong khi làm bài thi nhưng bạn nên làm hoặc làm ra nháp để có thể thấy một cách tổng quan về quan hệ giữa các đối tượng trong đề bài, tránh bỏ xót đối tượng khi chia tài sản.
Bước 2: Xác định di sản người chết để lại.
– Để làm được bước này cần phải chú ý đến, người chết là người độc thân hay đã kết hôn, nếu đã kết hôn thì cần phải xem tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung, phần tài sản chung thì pháp áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình ( về nguyên tắc là chia đôi).
– Các nghĩa vụ người chết để lại: Thông thường trong các bài tập chia thừa kế thì có phần chi phí mai táng, chi phí này sẽ được trừ vào số di sản của người chết.
– Các khối tài sản khác của người chết có được: Có thể người nhận được một phần di sản thừa kế của người khác trong cùng một tình huống, vì vậy cần chú ý để cộng thêm khoản này vào khối di sản.
Bước 3: Xác định có di chúc hay không? Di chúc có hợp pháp hay không? Có hiệu lực toàn bộ hay một phần?
– Để làm được bước này bạn cần xem dữ kiện bài ra xem có di chúc để lại hay không? Nếu có thì bạn phải xem di chúc đó có hợp pháp về mặt nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật hay không? Tham khảo Điều 652 BLDS. Xem trong những người nhận thừa kế còn sống tại thời điểm mở thừa kế hay không? ( đối với cá nhân), còn tồn tại hay không? ( đối với tổ chức).
– Nếu sau khi xem xét thấy có di chúc hợp pháp thì chia thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật. Tùy trường hợp cụ thể cần phải xem xét di chúc đã định đoạt hết toàn bộ di sản hay chưa? Nếu có phần chưa được định đoạt hoặc không có hiệu lực thì phải tiếp tục chia theo pháp luật.
Những lưu ý khi chia thừa kế theo di chúc
Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Điều 677. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hoặc chết cùng hoặc di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp 1:
Có người chết trước hoặc chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị ( Điều 677) trong trường hợp này.
Trường hợp 2:
Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế. Vấn đề là lấy phần còn thiếu này từ đâu thì hiện tại vẫn tồn tại 02 quan điểm:
Quan điểm 1: Lấy theo tỉ lệ của những người thừa kế theo di chúc.
Quan điểm 2: Lấy theo tỉ lệ của những người được hưởng thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
Trong bài viết này, mình sẽ làm theo quan điểm thứ 2.
Những lưu ý khi chia thừa kế theo pháp luật
- Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.
Các bạn tham khảo Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005. - Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 676 BLDS.
- Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”. Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị.
Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1
Ví dụ này sẽ nêu lên cách chia thừa kế theo pháp luật.
A kết hôn với B và có 2 con là C và D.
C lấy E có 2 con là C1 và C2.
D lấy F có 2 con là D1 và D2. Khi tham gia giao thông, A và C bị tai nạn và qua đời, cả 2 người đều không có di chúc trước khi chết. Hãy chia tài sản của gia đình biết A và B có chung 600 triệu.
Giải:
– Sơ đồ phả hệ:
- Xác định di sản của A và C.
Do A và B có chung 400 triệu => A có 600 / 2 = 300 triệu. -
Do A không có di chúc nên toàn bộ 200 triệu của A sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được hưởng thừa kế là B, C, D. Mỗi người được 300 / 3 = 100 triệu.
Tuy nhiên do C và A chết cùng thời điểm nên 100 triệu mà C nhận được từ A sẽ được chuyển cho C1 và C2, mỗi người được 100 / 2 = 50 triệu (theo luật thừa kế kế vị).
Vậy:
B = D = 100 triệu (ngoài ra B còn 300 triệu)
C1 = C2 = 50 triệu.
Ví dụ 2
Ví dụ chia thừa kế theo di chúc.
Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.
C có vơ là M và có con là X và Y.
D có vơ là N và có con là K và H.
Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400 triệu, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400 triệu.
Giải:
- Sơ đồ phả hệ.
Lời giải cũ (Không chuẩn)
Lời giải mới:
– Xác định tài sản của A
Do A và Q có chung 400 triệu nên A sẽ có 200 triệu từ đây.
Do A và B có chung 400 triệu nên A sẽ có 200 triệu từ đây.
Do A và B là vợ chồng hợp pháp nên số tiền 200 triệu của A có với Q sẽ chia cho B một nửa.
Vậy tổng cộng A =B = 300 triệu.
- Do A có đểu lại di chúc hợp pháp, chuyển toàn bộ tài sản cho B và C, D, E nên mỗi người sẽ được 300 / 4 = 75 triệu.
Tuy nhiên do C chết cùng thời điểm với A nên 75 triệu của C sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được thừa kế là. B, C, D, E và P (hàng thừa kế thứ nhất) và mỗi người được 75 / 5 = 15 triệu. Do C đã chết nên 15 triệu của C sẽ được chuyển cho 2 con X và Y, mỗi người có 7,5 triệu.
Khi đó:
B = D = E = 75 + 15 = 90 triệu. (Ngoài ra B còn 300 triệu là 1 nửa chung với A).
P = 15 triệu
X = Y = 7,5 triệu.
Do tại thời điểm A chết, P chưa đủ 18 tuổi nên P là đối tượng thuộc diện của luật 669 và P được nhận cho đủ 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật.
Giả sử ban đầu chia theo pháp luật, sẽ có 5 người được hưởng thừa kế là B, C, D, E và P (Phần của C sẽ được X và Y nhận theo kế thừa kế vị). Mỗi người được hưởng 300 / 5 = 60 triệu. Do đó P số tiền P nhận được là 2 / 3 * 60 = 40 triệu. Như vậy mọi người (B, C, D, E) sẽ phải trích lại cho P một khoản 40 – 15 = 25 triệu.
Theo như tỷ lệ trên ta tính được B:C:D:E = 90:15:90:90. Do đó:
B, D, E mỗi người cần cần trích ra 25 * (90/285) = 7,89 triệu.
C (X+Y) cần trích ra 25 * (15/285) = 1,32 triệu.
Vậy cuối cùng ta có:
B = D = E = 90 – 7,89 = 82,11 triệu. (B còn 300 triệu nữa).
X = Y = (15 – 1,32) / 2 = 6,84 triệu.
P = 40 triệu.
Q = 200 triệu.
Tổng số tiền là: 82,11 * 3 (B, D, E) + 6,84 * 2 (X, Y) + 40 (P) + 200(Q) + 300(B) = 800,01 triệu (Do làm tròn số).
Ví dụ 3
Ông A kết hôn với bà B và có 2 con chung là C, D.
C bị bại liệt từ nhỏ. D có vợ là E và 2 con là F, G.
+ 2004, D bị bệnh chết.
+ 2/2006 bà B lập di chúc hợp pháp để lại 1/3 căn nhà cho cháu nội là G huởng thừa kế.
+ 10/2006 bà B chết. Sau đó các bên xảy ra tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp biết rằng:
+ Tài sản riêng của D là 100 triệu
+ Căn nhà là tài sản chung của ông A và bà B trị giá 240 triệu. Cha mẹ bà B đã chết.
Giải
– Sơ đồ phả hệ:
- Tại thời điểm D chết. D có 100 triệu.
- Do D không có di chúc nên tài sản của D sẽ chia theo pháp luật cho 5 người (A, B, E, F, G) mỗi người 20 triệu.
- Khi đó:
A = B = 120 (1/2 của 240) + 20 = 140 triệu.
E = F = G = 20 triệu. -
Tại thời điểm B chết B có 140 triệu.
- Do B có di chúc nên ta phải chia theo di chúc là G được 1/3 căn nhà = 1/3 * 240 = 80 triệu. B còn 140 – 80 = 60 triệu không nhắc tới. Nó sẽ được chia theo pháp luật. 60 triệu này chia theo pháp luật thì A, C, D sẽ được hưởng mỗi người 20 triệu. Do D chết rồi nên 20 triệu này sẽ được chia đều cho F và G theo kế thừa kế vị.
Khi đó:
A và C được nhận thêm 20 triệu
F và G nhận thêm 10 triệu
Do C bị tàn tật và A không được nhắc đến trong di chúc của B nên C và A là đối tượng thuộc diện trong luật 669. Do vậy A và C sẽ được nhận đủ 2/3 số tài sản của 1 người khi chia theo pháp luật.
Giả sử ban đầu tài sản của B chia theo pháp luật. Khi đó có 3 người là A, C, D nhận được, mỗi người được 140 / 3 = 46,67 triệu. Do đó A và C mỗi người phải được nhận đủ số tiền là 2 / 3 * 46,67 = 31,11 triệu > 20 triệu như trên. Khi đó ta cần chia lại như sau:
Số tiền của B còn lại sau khi chia cho A và C là 140 – (31,11 * 2) = 77,78 triệu. Do 77,78 còn lại của B ít hơn 80 triệu mà G được nhận theo di chúc nên toàn bộ 77,78 triệu thuộc về G.
Vậy:
A = 140 + 31,11 = 171,11 triệu
C = 31,11 triệu
E = F = 20 triệu
G = 20 + 77,78 = 97,78 triệu.
vd 3 đó bà E là vợ ông D sao k đc chia bằng 2/3 suất tài sản theo điều 672 BLDS???
2/3 của ai bạn? Do D không có di chúc nên chia theo pháp luật rồi. Khi bà B chết và có di chúc thì chia theo di chúc và những người thuộc hàng thứa kế thứ nhất (A và C là phải, còn E không phải) mà không được nhắc đến sẽ được chia 2/3 số tài sản khi chia theo pháp luật rồi đó.
do thừa kế theo di chúc ở trường hợp đặc biệt (con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động) thì được hưởng phần di sản =2/3 xuất của người thừa kế theo pháp luật
Vì thế bà E là con dâu nên ko được hưởng 2/3 xuất tài sản
Do ông D chết không để lại di chúc nên ts của ông D đem cjia theo pháp luật . Khi đó sẽ không có trường hợp thừa kế bắt buộc đó nữa nha
cho e hỏi theo điều 672 BLDS “nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó”…. ông D chết thì số tài sản là 100tr ấy đc chia theo pháp luật mak vợ ông D có đc gọi là thuộc diện đó k ạ?
Do ông D không có di chúc nên sẽ chia theo pháp luật bình đẳng giữa mọi người. Còn cái TH được hưởng 2/3 là TH chia theo di chúc, không áp dụng vào đây được nhé.
Mà cái luật 672 là luật nào thế? 669 mới thế chứ bạn.
dạ cho e hỏi :với B là mẹ của D có đc 2/3 suất tài sản của D không ?
ở ví dụ 4. nếu chia lại tài sản. vậy D ko nhận được đồng nào ạ
em nhầm là A chứ k phải B là cha của D có được hưởng 2/3 số tài sản của D k?
Mình nói rồi, không áp dụng chia theo di chúc khi D không có di chúc.
bạn ơi.cho mình hỏi cái vd 2,sao C chết cùng thời điểm với A mà phần thừa kế của C không đc chuyển trực tiếp cho 2 con mà lại chia theo PL?
Vì có di chúc mà bạn. Bạn cố gắng đọc các Lưu ý của mình đã nêu bên trên nhé,
vậy có di chúc thì mình chia theo di chúc trước rồi mới chua theo pháp luật sau nếu như còn người chưa nhận đủ 2/3 di sản hay sao vậy bạn.
Đúng rồi bạn.
dạ, em cảm ơn, h hiểu rồi … vui tóa <3… mai thi hy vọng làm đc ^_^
Chúc bạn làm bài tốt!
Bạn làm sai ở vd3. Năm 2004 D chết,t2/2006 bà B viết di chúc nên trong di chúc k thể có D, về mặt pháp lý năng lực dân sự của D chấm dứt. Nên 1 suất thừa kế theo luật sẽ là A=C=140:2=70 tr từ đó 2/3 một suất theo luật xấp xỉ 47tr.
bạn ơi cho mình hỏi ở vd 3. chết trước và cùng thời điểm với ng lập di trúc vậy trong suất 2/3 có tính họ vào để chia
Vd 2 hih nhu sai r. Tai san 200tr cua og A khi chung sog vs pa Q dc tinh vao tsan chug cua vo chong A B, nen di san cua A chi la 300tr thoi dug k v
Bạn đọc lại nhé.
A + B = 400 tr => A = 200 tr
A + Q = 400 tr => A = 200 tr
=> A có 200 + 200 = 400 tr
trong vd1:vi C chet cung thoi diem nen tien duoc huong theo di chuc cua C van la cua A.Do do THEO DI CHUC phai chia 100 trieu cua C cho B,D,E
Bạn xem lại luật thừa kế thế vị nhé. Do A không có di chúc nên số tiền của C sẽ được chia cho con của C,
cậu ơi hình như cậu nhầm thì phải do C và A chết cùng thời điểm nên phần di chúc mà A để lại cho C vô hiệu theo đ?c/k1/dd675 vì thế di sản của A để lại cho C sẽ chia theo pháp luật vì vậy sẽ chia cho hàng thừa kế thứ nhất của A bao gồm B,C,D chứ
Đúng là như bạn nói, mình làm giống bạn nói nhưng hàng thừa kế thứ nhất có thêm E và Pmà, bạn xem lại nhé.
mình đang hỏi vd1 mà có phải vd2 dau
Bạn xem lại về điều kiện thừa kế thế vị nhé. trong TH này áp dụng thừa kế thế vị mà.
mình không chắc nhưng thấy mình dạy như vậy áp dụng đ675 rồi mới áp dụng điều 677
Vậy ah, mình thì làm theo cách này.
bạn sai rồi, Thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho CON ĐẺ mà thôi. Và thừa kế thế vị sẽ chỉ áp dụng theo quan hệ huyết thống theo chiều dọc tức là còn ruột, cháu ruột, chắt ruột… chứ k đến lượt cháu họ đâu
ví dụ 2 như thế là sai ạ, vì;
AB=400=> A=200
AQ=400=>A=200
Mà hôn nhân giữa AB là hợp pháp. Nên số tài sản mà A có được khi chung sống như vợ chông với Q sẽ được tính vào tài sản chung của AB
=> tổng di sản của A là: 200+200/2=300
thầy cô bọn em dạy thế mà)
Mình đã sửa lại nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều.
Vậy tổng di sản của A là 400 chứ sao 300 vậy ạ
cho mình hỏi ở VD2
C được hưởng 100tr đúng ko, mà C chết cùng lúc vs A nên sẽ chia lại cho 2 con X và Y (50tr)
Sao lại chia cho B, C, D, E và P (20tr)
Bạn đọc lại những chú ý của mình nhé. Và cả lời giải nữa, mình đã giải thích rồi.
Nếu chia cho X, Y thì là thừa kế thế vị, nhưng do TH này có di chúc nên không thể áp dụng thừa kế thế vị
mình không hiểu bài số 2 cho lắm
Bạn không hiểu đoạn nào?
Cho mình hỏi ở vd2 mọi người (B, C, D, E) sẽ phải trích lại cho P một khoản 53,33 – 20 = 33,33 triệu. là như thế nào mình ko hiểu lắm.
Bạn đọc điều 669 nhé
https://www.cachhoc.net/2014/06/17/school-phap-luat-bai-tap-chia-thua-ke/#luuydichuc
Ở vd 2 hàng thừa kế thứ nhất là cha me vợ chong con.nhung CDEF là. Anh chị e là phải hàng thừa kế thứ 2chứ nhỉ
CDE toàn là con mà bạn? Còn F ở đâu ra thế
Em cũng có ý muốn hỏi. tài sản của C nhận được từ A sẽ chia theo pháp luật vì C chết cùng lúc vs A. Vì vậy sẽ chia ở hàng thừa kế thứ 1 là: B ; X ; Y vì B là mẹ, X với Y là con.
D và E thuộc hàng thừa kế thứ 2 vì chỉ là anh chị em ruột thôi mà a.
Không phải là chia theo pháp luật cho hàng thừa kế của C. Mà là số tiền C nhận được sẽ không được chia, mà trả lại A để chia theo pháp luật ấy.
Cho e hỏi là: “người bị nói là truất quyền hưởng di sản” với ” người không bị nói truất nhưng lại k được người lập di chúc để lại di sản” có giống nhau k ạ? Cả 2 trg hợp này đều đc áp dụng Đ669 hay là chỉ ” người k bị nói truất nhưng cũng k đc lập di chúc cho hưởng” mới đc áp dụng Đ669 ạ?
Khác nhau nhé. Ai không bị truất quyền mới được.
Chắc chắn khác nhau ạ? Vậy thì chỉ khi nào chia hết theo di chúc và 669 rồi mà vẫn còn thừa tài sản thì tài sản đó sẽ chia theo pháp luật và khi đó ng bị truất mới đc hưởng ạ?
Và e hỏi 1 câu nữa cho chắc đc k ạ?: “khi chia ta sẽ chia theo trình tự: di chúc-> 669-> pháp luật (nếu còn tài sản còn thừa), nếu chia theo 669 mà thiếu thì sẽ trích ra theo tỉ lệ của những ng đã đc hưởng đúng k ạ?” (Tại bạn e cãi là phải chia theo 669 trc rồi mới chia theo di chúc xong mới chia theo pháp luật 🙁 )
Khác nhau chắc chắn.
NGười bị truất quyền không bao giờ được hưởng dù còn thừa, mà thực tế ko bao giờ thừa vì thừa bao nhiêu lại chia theo pháp luật cho những người khác.
Quy trình như em nói là đúng rồi.
Vâng. E cảm ơn ạ.
A giúp e bài này với đc k ạ? Mấy đứa bạn e nó đag tranh cãi là chia theo di chúc, xong chia theo pháp luật rồi mới đến 669
Ôi trội…sao cmt của e lại bị thiếu nhỉ
Ở VD 3
mình không hiểu lắm vì bà B chia cho G 1/3 căn nhà >>> 1/3 120tr thôi chứ. Sao lại cộng cả tiền thừa kế của bà ấy vào căn nhà?
Tại vì trước khi bà B chết, bà ấy có tiền thừa kế nhận của D truơc đó mà.
cho em hỏi là căn nhà là tài sản chung của bà B và ông A thì bà B chỉ được quyền quyết định chia 1/3 giá trị căn nhà trong phần di sản của Bà ý thôi chứ sao lại lấy cả căn chia cho 3 ạ.
cho e hỏi trong phần btap chia thừa kế nếu ng để lại di chúc miệng trước nhiều người làm chứng thì ta có nên xét 2 trường hợp di chúc hợp pháp và k hợp pháp k ạ?
Cái này mình không rõ lắm, chưa gặp và giải quyết trường hợp nào như thế này. Có lẽ là giống như viết di chúc thôi :v
thks 🙂
cho m hỏi bài này nhé
A và B là vợ chồng. vì cuộc sống k hòa thuận nên ly thân. họ có 3 ng con là C D E. C ở với A, nhiều lần đánh đập gây thương tích, và bị Tòa kết án vì cố tình xâm phạm đến tính mạng của A. A chết để lại toàn bộ di sản cho F – bác ruột của A.
C k đc hưởng thừa kế từ A.
B D E đc hưởng 2/3 1 suất thừa kế theo luật.
hàng thừa kế thứ nhất của A gồm B C D E
Vậy cho mình hỏi nếu C k đc hưởng thừa kế thì khi chia 1 suất thừa kế theo luật thì chia cho 3 hay cho 4 để tính 2/3 1 suất thừa kế hả bạn
Chia cho 3 nhé. C bị tước quyền nên không được tính
Ở vd3 D được hưởng 20Tr từ bà B. E, F mỗi người được E=F= 10Tr( thừa kế kế vị). Kêt Luận Phải E=F = 30Tr chứ.
Ở vd2 cho mình hỏi khi C chết con của C phải nhận thừa kế kế vị, nếu không chia theo pháp luật chỉ có bố, mẹ, vợ, chồng, con( hàng thừa kế thứ nhất) chứ đâu có anh em ruột đâu bạn
VD3: Bạn xem lại nhé vì không phải chia đến đó là xong, chúng ta còn cần xét tiếp điều 669 sau đó.
VD2: Trong TH này do chia theo di chúc mà C chết cùng hoặc trước nên không được phép áp dụng thừa kế thế vị mà phải chia theo pháp luật.
bạn ơi cho m hỏi:
Ví dụ A Kết hôn hợp pháp với bà B 2 con D và C.( đều thành nhiên, khả năng lao động)
A chết di chúc hop phap cho C hưởng 1/2 di sản.
Sau đó B có khợi kiện ra toà chia lại di sản?
*Chia theo di chúc:
+ C=45 triệu
+ 45 triệu còn lại chia theo Pl
B=C=D=15 triệu
* giả sư chia theo pl
B=C=D=90/3=30
B là ng thừa kế k phụ thuộc vào nội dung di chúc =2/3×30 =20 triệu
(còn thiếu 5 triệu để đủ 20 triệu)
Di sản hưởng thừa kế theo di chúc của C =45-5=40 triệu
Kết luận B=20 triệu, D=15 tr, C =55 triệu
Cho mình hỏi mình chưa như vậy đã đúng chưa??
Trường hợp này D vẫn được hưởng thừa kế theo PL ( trong phần di sản k định đoạt)
Còn trương hợp của bạn là không có trường hợp ng kp diện thừa kế không phụ thuộc vào nôj dung di chúc hay di sản mà được hưởng thừa kế theo PL
-> Bạn có thể giải thích dùm
mình hiểu rõ hơn được không
So sánh cái gì ở trong VD 3 ý.
Anh cho em hỏi, ở vd2, tại sao mình lại chia cho B = D = E = 100 + 20 = 120 triệu trước, sau đó mới trích ra để chia cho P.
Em làm cách này lại ra kết quả khác. Tính số tài sản mà P nhận được trước: = 2/3 x (400/5) = 53,3 . Sau đó lấy số tài sản còn lại chia đều cho 4 người B C D E mỗi người được 86,675. Tiếp tục chia số tsản của C cho những người còn lại.
Khác biệt ở đây là em làm P trước, còn anh lại làm P sau.
Vấn đề ở đây là khi trích tiền cho P cần trích theo tỷ lệ mà bạn.
cho em hỏi nếu như một người đi ô tô lao từ trên dốc xuống nhưng giữa đường mất phanh,một bên đường là vực thẳm,một bên là quán nước .lái xe quyết định đâm xe vào quán nước khiến chủ quán tử vong,hỏi hành vi của lái xe có được nằm trong tình thế cấp thiết ko? vì sao?
Về vấn đề này mình không rõ vì chưa tìm hiểu bạn ah. 😀
bạn ơi..ở VD2 ak…mỗi ng phải trích lại 1 phần cho P..làm sao mà mình lại ra đc mấy phép tính đó, dựa vào cái zj..
Dựa vào tỷ lệ tài sản người được hưởng.
A ơi.cho e hoi vd2. Theo e đc học thì tài sản của A và Q chia đôi =200tr sẽ gộp vào tài sản của A và B ,= 600.=> A=B=300tr
Không nhé. Chia đôi thì của ai người đó dùng mà em chứ nó không được tính chung vào tài sản của vợ hoặc chồng.
bạn nói vậy thì tài sản của ông A là 400tr (200tr từ A và B,200 tr từ C và Q )sao trong bài bạn lại cho là ts của A là 300tr.
Với lại tài sản thừa kế theo di chúc thì chia 4,nhưng C chết thì toàn bộ ts chia 3 chứ sao lại chia 4?
2:
Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế. Vấn đề là lấy phần còn thiếu này từ đâu thì hiện tại vẫn tồn tại 02 quan điểm:
Quan điểm 1: Lấy theo tỉ lệ của những người thừa kế theo di chúc.
Quan điểm 2: Lấy theo tỉ lệ của những người được hưởng thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
Vậy khi làm bài thi,e phải làm theo quan điểm nào ạ?
Lấy theo quan điểm thứ 2 nhé bạn. Họ được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu chứ không chỉ riêng di chúc.
bạn cho mình hỏi. theo ví dụ 2 tỷ lệ trích cho P một khoản = 53,33 – 20 = 33.33. vậy 20 tr đó bạn lấy như thế nào
(B, C, D, E) sẽ phải trích lại cho P một khoản 53,33 – 20 = 33,33 triệu.
bạn hỏi 20 triệu có phải là số 20 trong biểu thức? Đó là 20 triệu mà theo như bên trên thì P đã đuợc hưởng đó bạn.
Thế la tất cả những ai đc chia tài sản theo cả di chúc và pháp luât đều phải trích ra để bù ạ?
Ukm.
Nếu 1 ng bị ng để lại di sản truất quyền thừa kế thì tất nhiên k đc hưởng tài sản.Nhưng nếu 1 phần di chúc bị vô hiệu hóa hoặc 1 phần tài san chưa đc chỉ định cho ai hưởng,phải chia theo pháp luật thì ng bị truất quyền đó có đc hưởng tài sản khi chia theo PL k ạ?
Không nhé, đã bị truất quyền thì không được gì cả.
Vậy vd ông A và bà B là vợ chồng.có 3 con M,N,P .A chết để di chúc cho M 70tr,N 60tr.hãy chia di sản nêu A ,B có 300tr,A còn nợ ngân hàng 25tr,P chua thành niên.
Gthich giúp e với ạ
Vậy số tiền của A là 150tr, trả ngân hàng 25 tr còn 125tr. Chia cho M 70, N 60 nhưng không đủ nên di chúc không hợp lệ, tất cả sẽ chia theo pháp luật là 125 chia cho B, M, N, P
cho e hỏi bài này ! tks a 😀
A có vợ là B và có con ruột là C (sinh năm 2000). Tài sản chung của A và B bao gồm: tiền mặt là 1 tỷ, 2 ngôi nhà mỗi ngôi nhà trị giá 700 triệu. Ngày 1/1/2008 A chết có để lại di chúc hợp pháp. Trong bản di chúc này A đã định đoạt tài sản của mình như sau:
* B và C mỗi người được hưởng 100 triệu.
* Phần tài sản còn lại ông A di tặng toàn bộ cho bà D (một người bạn cũ của ông A).
Hỏi: theo qui định của pháp luật thì di sản của A sẽ được giải quyết như thế nào?
Tài sản của A & B là (1 tỷ + 700*2 tr) = 2,4 tỷ.
=> A có 1,2 tỷ
Giả sử chia theo pháp luật thì B và C mỗi người được 600 tr.
Vậy mỗi người B & C phải được nhận đủ 2/3 * 600 tr = 400 tr.
Trong di chúc họ chỉ nhận được 100 tr nên chưa đủ. Vậy
B & C mỗi người 400 tr.
D nhận 1,2 tỷ – 2*400 tr = 400 tr.
B và C được nhắc trong di chúc nhưng vẫn chia lại theo PL hả a ??
Tại họ chưa được hưởng đủ 2/3 mà.
a cho e hỏi 1 câu nữa là khi người A chết có di chúc hơp pháp để lại, mà trong trường hợp có người thuộc diện không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo điều 669 BLDS thì mình chia tài sản theo di chúc trước hay chỉ theo pháp luật ??
e lấy vd
Ông A và bà B kết hôn và có 2 người con là C và D. C kết hôn với E và có 2 con là M và N. D kết hôn với F và cũng có 2 con là X và Y. Từ tháng 3/1997, ông A còn sống chung như vợ chồng với bà H. Mẹ của ông A là bà T coi bà H như con dâu. Giữa ông A và bà H có 2 con chung là P và Q.
Năm 1998 C chết không để lại di chúc. Năm 2002 ông A lập di chúc với nội dung: “Cho H, P và Q được hưởng 1/2 tài sản của A”. Ông A chết năm 2006. Bà B lo mai táng hết 20 triệu. Sau đám tang, bà H đưa di chúc ra yêu cầu thực hiện. Bà B phản đối.
Anh chị hãy áp dụng BLDS 2005 giải quyết các tranh chấp trên và giải thích tại sao lại giải quyết như vậy.
Biết rằng tài sản chung của ông A bà B là 1,1 tỷ đồng. Tài sản chung của C và E là 100 triệu. Chị D chết sau ông A 10 ngày. Cha ông A chết trước ông A.
-> Vậy tài sản ông A đc chia theo pháp luật hay di chúc của ông A ??
Nếu di chúc hợp pháp thì phải chia theo di chúc trước rồi mới chia pháp luật nếu có.
em cảm ơn a nhiều ! 😀
cho e hoi
Ông A và bà B có 2 người con la C D 16 và 14 tuổi, ông A truoc khi chết de lại di chúc hop pháp cho E là em vợ mình 1/3 giá trị căn nhà. Biết ông A có tài sản riêng là 120tr, căn nhà la tài sản chung 270tr
chia ntn ạh
– Tính tổng tài sản của A = 120 + 270/2 = 255tr
– Chia cho E 1/3 = 85 tr. A còn 170 tr
– Tính lại xem khi chia theo pháp luật thì mõi người được 255 / (B+C+D) = 255 / 3 = 85 tr.
Vậy mỗi người phải nhận được 2/3 * 85 = ….
Em chia choi B, C D mỗi người cần đó, còn lại sẽ là của E.
nhưg trong di chúc chỉ chia cho E 1/3 giá trị căn nhà, vậy có cần công 120tr riêng của A vào ko a
Ah, chết, xin lỗi bạn mình đọc chưa kỹ. Nếu chia 1/3 căn nhà thì chính là 1/3*270 = 90tr. Tức là ông để lại cho E 90 triệu chứ ko phải 85tr. Và từ đây làm tiếp thì vẫn cộng 120tr riêng vào nhé vì ông ấy chỉ có thể cho phần tài sản của mình thôi. Từ đây làm tiếp giống trên nhé.
cho e hỏi là chia 1/3 căn nhà là lấy nguyên căn chia ( tại căn nhà là tài sản chung) hay là lấy căn nhà chia đôi rồi mới nhân 1/3
Lây nguyên 270/3 cho E nhá.
tại sao lại lấy nguyên căn chia vậy a, cai đó tài sản chung, có của bà vợ nữa mà
Tại vì di chúc nó bảo để 1/3 nhà, thì khi chi phải lấy đủ 1/3 cái nhà nhưng là từ tài sản của ông ấy có.
nếu theo như a thì
E se dc 90tr
A còn 135+120-90=165tr
tính lại khi chia theo phap luât B C D se dc nhận 2/3 là (255/3)x2/3=……..
nhưng nếu lấy tông của B C D nhận dc tới 170tr, không khớp voi 165tr còn lại của A, vậy 5tr đó tính sao a
Sau khi chia cho 3 người kia. Còn bao nhiêu thì E mới đuợc nhận mà. chứ đâu phải là 90 nữa.
Cho mình hỏi ví dụ 3 chia theo điều 669 cho A và C.tai sao ko chia theo tỷ lệ tiền của F và G mà chỉ lấy mỗi tiền của G
Bạn để ý kỹ nhé. Phần bên trên F được nhận 20 tr là do D để lại.
Còn bên dưới đáng lẽ E, F đều nhận được thêm 10 tr là phần của B để lại cho D (20 tr) nhưng sau đó chia theo điều 669 thì chỉ chia phần mà B để lại chứ không liên quan đến phần của D trước đó nên F không dính líu gì cả.
Sau khi chia theo 669 cho A và C thì G còn thiếu nên toàn bộ phần còn lại thuộc về G chứ D không được nhận thêm => E, F không được nhận thêm.
theo sở hữu chung hợp nhất thì 200tr mà A có khi chung sống vs Q nhưng trong thời gian là vợ chồng với B thì 200tr đó sẽ là tài sản chung của A và B. như vậy A có 300tr
Riêng về cái này thì có nhiều ý kiến nhưng theo mình thì khoản nào ra khoản đó, A & B thì có chung => Chia đôi, A & Q có chung cũng chia đôi chứ không chia như bạn.
a ơi cho em hỏi về bài này ạ:
Ông Quảng có 1 người con duy nhất là Đại. Đại có với vợ là bà Tiểu 3 đứa con: Hảo(34t, bệnh down); Hạo(9t); Hều (28t, Hều có vợ là Sếu và 1 cô con gái là Hiền 2t).
4-2006: Đại lập di chúc chia cho Hảo 1 tỉ 200 triệu, Hều 800 triệu.
6-2006: Hều chết do tai nạn. 1 năm sau ông Đại qua đời.
Biết tổng tài sản của ông Đại 4 tỉ (tiền mặt), di chúc hợp pháp.
~~
P/s: e làm ra đáp án như sau ạ:
Hảo: 1 tỉ 500,02 triệu.
Hều: 1 tỉ 166,68 triệu. (Ở trường hợp này Hều chết nên áp dụng Đ676 vs Đ677 thì số tiền này đc để lại bé Hiền).
Tiểu= Hạo= 666,65 triệu.
~~~
Không biết em đã chia đúng chưa ạ ( em chỉ ghi đáp án vì cách làm hơi dài dòng) !
Rất mong được hồi âm, em xin cám ơn nhiều !
Mình chưa tính cụ thể nhưng ông Quảng chưa chết mà sao lại không thấy được chia tài sản thế bạn
Sai rồi bạn nhe :)))
Vì Hiều chết trước ông Đại nên phần di chúc 800tr của Hiều sẽ bị vô hiệu và phần TS này sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó số TS của ông Đại được chia theo PL là 4tỷ – 1.2tỷ = 2.8tỷ. Chia theo PL cho 5 người là ông Quảng, Tiểu, Hảo, Hiều ( bé Hiền thế vị) và Hạo , mỗi ng được 560tr , lớn hơn 2/3 của 1 suất thừa kế theo pl nên k cắt giảm kỷ phần tk cho bà Tiểu và Hạo nữa. Bạn cần lưu ý là di chúc thì không có thừa kế thế vị nha, chỉ chia theo PL mới có thế vị thôi :-)))))
b ơi, thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong thừa kế theo pL , k có di chúc, mà ở đây có di chúc mà ạ
bạn ơi cho mình hỏi ở vd3, khi B chết, D được hưởng 20tr, nhưng do D đã chết nên chia theo thừa kế thế vị thì con là F và G được hưởng mỗi ng 10tr chứ, sao lại là E và F?
Ukm, đúng rồi bạn, mình viết nhầm xíu. xin lỗi bạn và mọi người nhé. Mình đã sửa lại rồi. Cảm ơn bạn đã góp ý để mình sửa bài nhé.
Bạn ơi cho mình hỏi! Ở vd2 khi áp dụng điều 669 cho P thế mình có áp dụng chi B vợ A Không!
Không bạn nhé. Trừ khi B không được nhắc đến trong di chúc nhưng trong bài này B được thừa kế trong di húc mà.
VD3: Căn nhà là tài sản chung của A và B
Khi bà B để lại di sản là 1/3 căn nhà cho G thì B chỉ được cho 1/3 của 1/2 giá trị của căn nhà thôi, 1/2 còn lại là của A, B ko đc phép định đoạt hết căn nhà
Di chúc để lại là 1/3 thì là 1/3, sao lại chia đôi rồi mới lấy 1/3? Không phù hợp lắm
Bạn cho mình hỏi. Số tiền 20 triệu sau khi chia của C không phải sẽ chia cho hàng thừa kế 1 của C là B,M,X,Y sao? Sao chỉ chia cho 2 ng con vậy
Bạn xem lại Điều 677. Thừa kế thế vị chỉ chuyển cho con thôi mà.
Thế vị này ko áp dụng đc do có di chúc nên 100tr của C trả về cho A rồi. Thì còn thế vị gì nữa bạn. Chia theo Pl thì C có 20tr. Mà C chết nên 20tr thành di sản của C thì chia cho cả vợ và mẹ chứ ta
Mình hiểu rồi. Cảm ơn bạn
Bạn để ý nhé. 100tr A chia cho C được CHIA THEO PHÁP LUẬT.
Khi chia 100 tr đó cho B, C, D, E, P thì mỗi người được 20 triệu. Nhưng C chết nên chia tiếp theo thế vị (Vì đang trong mục chia theo pháp luật)…
Bạn ơi, cho mình hỏi ở Vd 3 ấy, tsao số tiền A, C nhận đc là 31,11 > 20 thì lại chia lại nt???
“Do đó A và C mỗi người phải được nhận đủ số tiền là 2 / 3 * 46,67 = 31,11 triệu > 20 như đã được tính” Bạn xem lại điều 669 ở trên nhé.
t biết vậy, nhưng tsao k lấy 31,11 – 20 = 11,1.số tiền cần bù thêm là 11,1
Bạn làm như vậy cũng được nhưng tốt nhất là chia lại từ đầu cho A và C để biết phần còn lại mà chia cho người khác nữa.
Cho e hỏi vd 2 di sản của A chỉ chia cho B D E thôi chứ ạ. C chet cug luc thi theo dieu 641 C k dc huog di san. Neu day la thua ke theo pl thi se ap dug 677
Đúng rồi bạn. Bạn xem lại nhé mình làm như vậy mà:
“Do A có đểu lại di chúc hợp pháp, chuyển toàn bộ tài sản cho B và C, D, E nên mỗi người sẽ được 400 / 4 = 100 triệu.
Tuy nhiên do C chết cùng thời điểm với A nên 100 triệu của C sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được thừa kế là. B, C, D, E và P (hàng thừa kế thứ nhất) và mỗi người được 100 / 5 = 20 triệu. Do C đã chết nên 20 triệu của C sẽ được chuyển cho 2 con X và Y, mỗi người có 10 triệu.”
A cho e hỏi xíu nữa nha. Vd như A và B có con là C D E H. A và C chết cùg lúc. Phần của A có di chúc e đã làm r. Mà còn C có ts riêng 600tr k co di chuc. Vậy lúc chia di san cua C thì chỉ chia cho B và vợ con C thôi hay co chia j cho A nữa k a?
Không chia cho A nữa nhé.
cho em hỏi xíu ạ, ở vd 3 đấy, tại sao D chết trước bà B mà vẫn được chia tài sản theo pl ạ
Bạn xem điều 669 thừa kế thế vị mình đã nêu ở trên nhé. Họ nói vậy mà…
Cho m hoi chut, o vd2 khi C chet neu chia theo thua ke hang thu nhat phai la B,M,X,Y chu. Con chia nhu ban la theo hang thua ke thu 2 ma. Voi lai C chet r van chia thua ke cho ca C nua ha ban?
Bạn đang nói đến khoản tiền 75 triệu mà C hưởng từ A phải không? Mình đã nói rồi mà, khi C chết thì 75 triệu của A cho C sẽ được chi theo pháp luật và vẫn dưới danh nghĩa là của A chia… Do vậy là chia 75 triệu đó cho B, C, D, E và P
Uh,la 75tr day. Y cua m la chia theo phap luat thi phai la hang thua ke thu nhat dung k? Nhung t tuong la B,D,E,P la hang thua ke thu2 ma vi do ba,va a,c e ruot dung k? Voi lai khi C chet r thi 75tr ay van chia cho ca C la sao vay? Cho 40-15 ban co the giai thich ro hon k? M khong hiu cho do lam.hi,giup m voi
Ah.m hiu r.ban giai thich ho m phan 40-15 voi :))
Bạn để ý lại nhé. 75 tr đó vẫn là của A và hàng thừa kế thứ nhất của A vẫn là B, C, D, E và P. Khi chia theo di chúc thì C không được chia vì chết rồi nhé. Nhưng khi dùng 75 tr đó chia theo pháp luật thì đuợc phép áp dụng thuqaf kế thế vị nên phần 15tr của C chuyển cho 2 con đó.
Bạn xem lại điều 669 về người không được nhắc đến trong di chúc thì họ được hưởng 2/3 phần của 1 người khi chia theo pháp luật. Vì vậy ta tính được số tiền của P được nhận là 40tr. Nhưng trước đó P được nhận 15tr nên P cần nhận thêm 40-15 = 25 tr nữa.
Oske! Tksu p nhiu nhe. Đầu thông hơn r :)))))
Cho e hỏi xíu ạ. Cái 1 suất thừa kế theo pháp luật là lấy tổng di sản chia cho tổng số người ở hàg thừa kế thứ nhất z người chết rồi có đếm zô luôn k a?
Người chết rồi thì dùng thế vị.
Nếu như chết roi dùng pp thế vị.
Vậy vd2. C chết roi. Tài sản A–>C =75tr phải chuyển cho X &Y chứ. Sao lại chia theo pl. B nói k có di chúc thì chia theo pl. vậy vd1 thì sao. A và C chét .C dc nhận 100tr bạn vẫn chuyển cho C1 và C2 đấy thôi. (K có di chúc)
em không hiểu đoạn cuối bài 3 cho lắm ,sao đang giả sử là không có di chúc mà lại đề cậ đến 80 triệu của G thế ạ.mà anh có thể nói rõ việc hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế được không ạ
Em chưa rõ là ở cái gọi là hàng thừa kế thứ nhất và thừa kế không phụ thuộc .những ai có quan hệ như thế nào với người để lại di sản thì được gọi là thừa kế không phụ thuộc ạ
Giải sử có người thân mà họ không nhắc đến trong di chúc đó, thì đó là những đối tượng được hưởng 2/3 số tài sản khi chia theo phép luật. Do đó sau khi chia theo di chúc ta cần “lật lại” xem họ đã được chia đủ 2/3 đó chưa, nếu chưa thì cho họ đủ và rút đi phần của những người đã được hưởng.
Bạn ơi, mình có thắc mắc 1 chút ở VD2, A chết, lập di chức để lại toàn bộ tài sản cho B,C,D,E nhưng có nói là chia đều mỗi người 1/4 tài sản đâu mà lại chia như vậy? Phần di chúc đó không rõ ràng mà.
Nếu xét về câu từ thì có thể không chuẩn, nhưng trong phạm vi bài tập thì coi như chia đều nhé bạn 🙂
ở vd3 F=G=30 tr còn A=C=33,11 thì của G sẽ là 80-11,11*2+20=77,78 thui chứ
Thì G vẫn được thế mà, bạn trừ trước hay là lấy phần còn lại sau khi trừ vẫn vậy…
cho mình hỏi ở vd3 F fai được 3o triệu chứ. 2o triệu được hưởng từ D và 1o triệu được hưởng theo f.luật từ B mà.
Bạn xem lại phần cuối nhé. Do phải áp dụng luật 669 nên cần chia lại đó bạn
e có bài tập này nhưng có 2 chỗ thắc mắc k biết có đúng không. mong mọi ng giúp e vs ạ
Anh A và chị B lấy nhau năm 1978 sinh đc 2 con là K và H. Tháng 10/2009 anh A chết do tai nạn. Anh A có số tài sản là 4 tỷ 800tr. khi anh A chết đc 1 tháng chị Q biết tin và đem giấy nợ anh A kí hợp pháp vay 500tr đến yêu cầu mẹ con chị B trả số tiền nợ trên
bài trên e chia tài sản của anh A là 1 tỷ 800/2 cho 3 ng là vợ và con trai nhưng bạn e lại bảo là chỉ chia cho 2 ng con vì chị vợ đã đc nửa số tiền nên k đc chia nữa. k biết ý kiến nào đúng ạ.
và số tiền nợ 500tr e trừ vào 2 tỷ 400 của anh A chứ k trừ vào 4 tỷ 800tr đúng k ạ
mọi ng giúp e vs ạ
Bài này không thấy rõ 4 tỷ 800 triệu là của riêng A hay của chung A & B.
– Nếu của riêng A thì cần trừ 500 triêu trong 4 tỷ 8 rồi mới chia 3(mẹ, & 2 con)
– Nếu của chung A & B thì chia cho B 1/2 trước. A còn 2 tỷ 4, lấy 2 tỷ 4 trừ 500 nợ rồi chia 3 tiếp.
Tại s k chia dsan ngay từ đầu cho P mà lại đợi lúc sau lấy tài sản của C chia cho P..P và C vốn dĩ đâu có quan hệ, p là con ngoài dã thú of A mà nhỉ?
anh ơi, ở vd3 là G chỉ được 77,78tr trong khi di chúc để lại cho G 80tr.lẽ ra G phải đc hưởng 80tr còn những người khác chia lại 1 lần nữa chứ ạ.
a ơi còn việc cá nhân chưa thành niên và đã thành niên trong phân chia thừa kế thì sao….sao e thấy các bài tập đều chia cho con đã thành niên luôn vậy a
Mình cũng không cố ý hay gì cả, chỉ lấy ví dụ ngẫu nhiên theo dạng bài tập mình học ngày xưa thôi. Cái bạn nói mình chưa tìm hiểu 🙂
bạn ơi cho mình hỏi là ở vd3 ban đầu là chia tài sản của D thì F=G=20tr
sau đó chia tài sản của B thì F và G mỗi người được F=G= 10 tr (thừa kế thế vị)
vậy tại sao khi xét điều 669 để C và A được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc là không trừ vào phần của F và G.
và ở cuối tài tổng hợp lại phần tài sản mà mỗi người có được thì F và G lại ko có phần được hưởng do thừa kế thế vị à bạn
Chúng ta không xét theo cách trừ vào của ai mà xét để nhận đủ số tiền 2/3 của 1 phần thừa kế ban đầu. Sau đó còn bao nhiêu chia tiếp.
Ví dụ 1 mình chưa hiểu rõ:
Xác định di sản của A và C.
Do A và B có chung 400 triệu => A có 600 / 2 = 300 triệu.
Do A không có di chúc nên toàn bộ 200 triệu của A sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được hưởng thừa kế là B, C, D. Mỗi người được 300 / 3 = 100 triệu.
Tuy nhiên do C và A chết cùng thời điểm nên 100 triệu mà C nhận được từ A sẽ được chuyển cho C1 và C2, mỗi người được 100 / 2 = 50 triệu (theo luật thừa kế kế vị).
Vậy:
B = D = 100 triệu (ngoài ra B còn 300 triệu)
C1 = C2 = 50 triệu.
Mình muốn hỏi tại sao “Do A và B có chung 400 triệu => A có 600 / 2 = 300 triệu”. là như thế nào?
tại sao lại là “Do A không có di chúc nên toàn bộ 200 triệu của A sẽ được chia theo pháp luật”
Ai giaỉ thích hộ mình với
– Tài sản chung thì sẽ chia đều cho mọi người nên A = B = 300
– Không có di chúc thì sẽ theo pháp luật là đương nhiên.
theo mình thì họ ghi nhầm đó
do A và B có chung 600tr nên A = B= 600/2=300tr
do A không có di chúc nên toàn bộ 300tr của A được chia theo PL
…………………………………
A và B có tài sản chung 400tr nên khi A chết tài sản phải chia đôi cho Vợ- Chồng làm tài sản riêng là 400/2 =200tr. tuy nhiên A sau đó có chung sống với Q cũng có tài sản riêng là 200tr ( đây là tài sản tiêng của ông A) vậy A chết thì phải chia cho B 100Tr vậy A còn 300tr
nhiều bình luận quá mình không đọc hết được nên mình vẫn mong được giải đáp thắc mắc này nhé
trong ví dụ thứ hai phần 20 tr của D là chia theo pháp luật vì đó là phần không định đoạt trong di chúc nhưng tới cuối cùng lại không thấy thừa kế kế vị cho F và G. nếu cộng các kết quả cuối cùng lại thì vượt quá 140tr
theo mình thì phần không đủ cho A Và C phải lấy theo tỷ lệ của D và G là 20:80 sau khi lẫy xong còn lại thì chưa kế vị cho F và G
Mình không hiểu ý của bạn lắm. Châc bạn nói ví dụ 3. Không rõ ý bạn thế nào nhưng trong bài mình đẫ nêu rõ là sau khi chi theo di chúc mà có Th đặc biệt thì cần chia lại rồi.
đúng là ý mình là ví dụ 3 mình đồng ý với bạn từ đoạn A C phải đk 2/3 một suất thừa kế là 31.1 triệu. nhưng tới đoạn này nếu chia lại như bạn thì phần còn lại đều là của B mình thấy k hợp lý. vì còn D con của D sẽ đk hưởng kế vị vì phần 60 còn lại là đk chia theo pháp luật
theo mình thì phần còn thiếu của A và C là 22.2 tr sẽ đk lấy theo tỷ lệ của D và G là 20:80
như vậy sẽ trích ra từ D 4.44 tr,
trích từ B 17,76 tr
vậy cuối cùng di sản của B đk chia như sau
A và C mỗi người 31.1tr
còn phần của D là 15,56 thì đk hai người con F và G kế vị mỗi người 7.78 tr
phần của G là 80-17.76+7.78= 70.02
Ý của bạn là chúng ta trích ra phần còn thiếu chứ không chia lại đúng không. Ở bên trên trước khi đi vào ví dụ mình cũng đã nói rõ là có 2 quan điểm như mình và bạn. Nên mình không chắc là bạn đúng hay mình đúng trong ví dụ này. Nếu trong quá trình tìm hiểu, bạn có bất cứ căn cứ xác minh nào xin hãy phản hồi lại giúp mình để mình chunhr sửa nếu cần thiết.
Cảm ơn bạn và đây là điều mình đã nêu trước đó:
Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế. Vấn đề là lấy phần còn thiếu này từ đâu thì hiện tại vẫn tồn tại 02 quan điểm:
Quan điểm 1: Lấy theo tỉ lệ của những người thừa kế theo di chúc.
Quan điểm 2: Lấy theo tỉ lệ của những người được hưởng thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
Trong bài viết này, mình sẽ làm theo quan điểm thứ 2.
đúng rồi. thực ra vấn đề này nhiều quan điểm thêm một điểm nữa mình góp ý là thừa kế kế vị thì áp dụng cho cả con nuôi chứ k riêng gì con để. Điều 678 BLDS
mình cx đồng ý với ý kiến của Nguyệt Moon là G=70,02 VÀ F=7,778. Nhưng cho mình hỏi xí là,nếu TH trên mình tính theo điều 669 mà nhỏ hơn 20tr thì phải làm sao?
Sao không lấy số tiền bù vào cho A và C theo tỉ lệ của F:G=10:90 ? câu 3 ý ạ.
Mình đồng ý quan điểm của bạn là phần tài sản bị thiếu do chia theo 669 sẽ bị trừ từ tất cả người đã đc hưởng di sản theo di chúc và pháp luật trc đó. Nhưng 1 số tài liệu lại chỉ trừ của ng đc hưởng theo di chúc. Vd. A kết hôn với B có 2 con là C,D. Và A có con riêng là E 2 tuổi. Năm 2010 A chết và lập di chúc cho B 1/2 tài sản. Tải sản chung của A và B là 800 triệu..
Mình dẫ giải như bạn nhưng sach lại chia theo thứ tự sau: di chúc- pháp luật- 669. Phần tài sản thiếu sẽ lấy từ bà B. Vậy có đúng không.
thế là sai bạn ạ, theo thứ tự phải là 669 ( 644 BLDS 2015) – Di chúc – Pháp luật nhé, luôn luôn là thế bạn ạ
A ơi cho e hỏi là các bt chia thừa kế theo pháp luật như vd1 thì sau khi chia thừa kế theo luật xong thì mình có cần giả sử 1 suất thừa kế bắt buộc để xem xem họ có nhận đủ di sản bằng 2/3 gtri 1 suất thừa kế theo pháp luật hay không a?
Nếu phát hiện TH đặc biệt thì cần. Ko thì thôi
Cho mình hỏi nếu A đã nhận một phần tài sản thừa kế theo di chúc rồi thì có được nhận thêm phần thừa kế được chia theo pháp luật nữa không?
Hoàn toàn có thể nhé.
Bạn ơi cho mình hỏi cái ! Ở VD:2 nếu đã xác định là C chết và phần di sản C nhận từ A phải trả lại cho A để chia thừa kế theo pháp luật thì ta tiếp tục chia cho B,D,E,P chứ làm gì có C nữa ?
Chia theo pháp luật vẫn có C và từ đây sẽ chia cho các con của C theo thế vị
Bạn ơi, Bên trên bạn có trả lời là người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng di sản thừa kế trong mọi trường hợp.
Theo mình như vậy là sai.
Thứ nhất, chúng ta cần phân biệt được hai thuật ngữ là TƯỚC QUYỀN hưởng di sản thừa kế và TRUẤT QUYỀN hưởng di sản thừa kế.
đối với trường hợp tước quyền hưởng di sản thừa kế được pháp luật quy định, các trường hợp quy định tại K1 điều 643 BLDS 2005.
Còn truất quyền hưởng di sản thừa kế là phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản, nó có thể được thể hiện trong nội dung của di chúc, cũng có thể người không được người để lại di sản nhắc tới trong di chúc. (K1 Điều 648 BLDS 2005).
thứ hai, đối với trường hợp bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thừa kế thì không được hưởng di sản theo di chúc, còn đối với người bị tước quyền hưởng di sản thì không được hưởng di sản thừa kế cả theo pháp luật hoặc di chúc (trừ trường hợp quy định tại K2 Điều 643 BLDS 2005).
Như vậy chúng ta có thể hiểu, người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế vẫn có thể được hưởng di sản nếu có di sản chia theo pháp luật, hoặc các trường hợp tại Đ 669 BLDS 2005.
Người tước quyền hưởng di sản thừa kế vẫn có thể được hưởng di sản theo di chúc nếu rơi vào trường hợp K2 Đ643 BLDS 2005, nếu chia theo pháp luật thì mặc nhiên những người này không được pháp luật cho hưởng di sản thừa kế.
Cảm ơn bạn đã đóng góp cho bài viết. Rất mong có nhiều người như bạn 🙂
Bài giải sai nhiều chỗ lắm.
Cảm ơn bạn góp ý. Nếu phát hiện sai sót mong bann chỉ giùm để mình xem xét sửa lại.
Cho mình hỏi. Trong trường hợp vd1 B là vk của A đã nhận 1/2 tài sản tức 300tr. Vậy sao B còn nhận được 100tr trong phần của C và D nửa? Vậy B có tới 400tr?
vd2. BCDEP là hàng thừa kế thứ nhất của A,chứ đâu phải của C
cho mình hỏi chô mọi người (B, C, D, E) sẽ phải trích lại cho P một khoản 40 – 15 = 25 triệu. sao phải trừ ạ..rồi 285 nữa ạ
sao càng xem càng loạn vậy mai thi rồi mà… mình áp dụng luật 2013 mà thấy điều 669 có liên quan đâu.. bài 1 giải 1 kiểu bài 2 giải 1 kiểu. bài 1 thì c chết phần di sản đc chia để lai cho 2 con Bài 2 lại chia 1 kiểu là như nào thế ad
Cho mjk hỏi là ông A chết để lại di chúc là cho Q 600tr C 1tỷ nhưng tài sản còn lại k đủ để chia cho 2 người đó thì mjk phải chia sao ạ biết rằng C chỉ sống chung zoi A nhưng k đăng ký kết hôn còn Q là con chug của A và C mong m.n giải đáp giúp mình
Trích của bạn : ” Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”.”
Phần này bạn sai rồi, con nuôi của người con đã chết vẫn được hưởng thừa kế thế vị như con ruột.!
cho e hỏi là nếu như một người hưởng theo di chúc một khoản tiền (người đó thuộc diện thừa kế ko phụ thuộc vào di chúc) nhưng ít hơn 2/3 một suất thì mình có bù thêm cho họ ko?
thứ 2 là khi 2 người chết cùng thời điểm ko xác định đc ai chết trc thì họ có để lại di chúc cho nhau thì phần tài sản đó đem chia theo pháp luật đúng ko ạ!?
có thể giúp e vd này đc ko ạ! e làm rối quá!
vd: A và B có 3 người con C(2000), D(1995), E(1990), E kết hôn với F có con G, H. 2010: D mất khả năng lđ.
a) 2013 E chết để lại di chúc chia cho C, D, G, H
b) 2015 A, B chết cùng lúc
A để di chúc cho K (người ngoài):50tr, c:50tr, B:100tr còn lại cho E, F, G, H
B để di chúc cho A, C, D, E, G, H.
c) D chết ko để lại di chúc
VD2: Cách tư duy của bạn phải nói là khá cứng nhắc và rập khuôn, và bạn cũng chưa hiểu thấu đáo về điều 669 BLDS 2005 (hiện tại là điều 644 BLDS 2015) về người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Phải nói 1 điều đó là Người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc không phải là thừa kế theo PL, càng k phải là thừa kế theo di chúc. Nó là 1 dạng thừa kế không chính thống (dạng thứ 3) đưa ra để bảo đảm quyền và lợi ích của các đối tượng: con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng k có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng khi các đối tượng này k được ng để lại di sản nhắc đến trong di chúc hoặc có tên trong hàng ngũ người thừa kế nhưng lại được hưởng thừa kế ít hơn 2/3 suất thừa kế theo pl. Bởi vậy, khi chia thừa kế gặp nhóm này, điều đầu tiên ta phải làm đó là ưu tiên chia cho nhóm này trước, cho dù có di chúc hay không. Cách của bạn về mặt nào đó cũng có thể coi là đúng nhưng việc cắt chỗ nọ rồi đập vào chỗ kia mình thấy nó hơi rắc rối khi đem ra giảng giải để người chưa biết hiểu, nhiều khi cũng khiến bản thân gặp khó khăn. Xin được đưa ra 1 cách làm đơn giản và nhẹ nhàng hơn, bạn xem và góp ý nhé:
Vì P là con chưa thành niên và k được nhắc tới trong di chúc của ông A nên theo quy định tại điều 644 BLDS 2015, P sẽ được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Quay trở lại phần di sản ông A để lại, ông A có 400tr là ts chung với bà Q nên ông A sẽ có 200tr từ khối tài sản này. Vì ông A và bà B là vợ chồng nên 200tr kia sẽ nhập vào tài sản chung giữa ông A và bà B, như vậy giữa họ có khối ts chung là 600tr. Ông A chết thì di sản của ông A để lại sẽ là 1 nửa ts chung giữa 2 vợ chông ông A và bà B là 300tr. Theo di chúc ông A để lại thì di sản sẽ chia đều cho 4 người B, C, D, E; P là con chưa thành niên và k được nhắc tới trong di chúc nên P có quyền đòi 2/3 suất thừa kế theo PL. 1 suất thừa kế theo PL là 300 : 5 = 60tr, vậy P sẽ được nhận 60 x 2/3 = 40tr. di sản còn lại là 300 – 40 = 260tr tiếp tục được chia theo di chúc. Như vậy theo lý thuyết mỗi người B, C, D, E sẽ nhận được 260 : 4 = 65tr. Tuy nhiên bởi C chết cùng lúc với ông A nên phần thừa kế theo di chúc của C bị vô hiệu và tiếp tục được đem đi chia theo pháp luật. Các đối tượng được chia theo pháp luật gồm B, D, E, C, do C đã chết nên hai con của C là X và Y sẽ nhận thừa kế thế vị. Theo đó B=C=D=E= 65 : 4 = 16,25tr. X=Y= 16,25 : 2 = 8,125tr.
TÓM LẠI: B=D=E= 16,25 + 65 = 81,25tr
X=Y= 8,125tr
P= 40tr
em cảm ơn a/c nhiều ?
Ngay phần em cứ thắc mắc
Mình muốn hỏi là 65tr mà C không đc nhận sẽ đc chia theo PL trên danh nghĩa của A đúng không? Vậy thì có chia cho P nữa không, tức là P sẽ nhận đc 2/3 suất của 65tr/5 trước r còn bao nhiêu sẽ chia đều cho B,C(X,Y),E,D? Mình cảm ơn
C chết cùng lúc với A thì theo nguyên tắc thừa kế thế vị: Con của của người thừa kế chết trước hoặc cùng lúc thì được chuyển sang cho cháu mà?
Cho e hỏi tại sao ở vd1 C chết lại chia cho con của C . Mà k chia cho mẹ, vợ và con của C ạ
Tại sao F chỉ nhận có 20tr của vd3
A cho e.ong A+B la vo chong co 3 nguoi con CDE nhung ong A con song chung voi ba F co 1dua con G. Me ong A rat quy baF va xem ba nhu con dau. Nam 2009ong A mat de lai di san chia deu cho CEF. Tai san chung cua ong A voi ba B la 600tr, tai san rieng la 300tr .a giai thich gium e 1 suat la bao nhieu duoc k a
Cho e hỏi là ở VD 2, lúc trích phần tiền còn thiếu cho P tại sao không phải là 25*(15/300) mà lại là 25*15/285) , e xin cảm ơn ạ!!!
Vd3: khi 60tr k đc nhắc đến thì đã chia theo pháp luật là A=C=D=20tr. Vì D mất rui nên 20tr được chia cho 2 con là F=G=10tr vậy sao khi ra kq thì k thấy nhắc đến phần tài sản của F. ??? => thì G k còn đủ 77.78tr
Cho e hỏi bài này ạ
Ông A và B có 3 đứa con E,F,J. F có chồng X và con Y. Trong khi đó ông A có 2 tỷ và F có 600 triệu. A và F cùng qua đời, hỏi ai là ng được hưởng di sản và mỗi người là bao nhiu tiền.
Trả lời nhanh hộ e ạ e đang cầm gấp.
E cảm ơn trước ạ
Cho em hỏi bài này ạ
P là con nuôi của Q. P có con là K. Hỏi Q thuộc hàng thừa kế thứ mấy của K.
Em xin cảm ơn ạ
a ơi cho e xin cái ví dụ vè người thừ kế theo pháp luật đc k ạ
Bạn ơi cho mìn hỏi cái ví dụ 2 á .tại sao lại lấy 40tr-15tr=25tr
Bạn giải thích rõ ràng hộ mình với ,bởi vì mk đã đọc bình luận ở trên nhưng mình vẫn k hỉu .huhu
O vd 3 100tr cua D De lai khi chet chia the nao?
Cảm ơn bạn đã chia sẻ!
e kohiểu vd1 ,aiđó giúp e giải thích đề ghi a và b có tài sản chung là 600tr nhung đọc bài giải ghi là tài sản chung của a và b là 400 tr còn 200 tr đi đâu.e ko hiểu khúc này cho lắm