Lập trình Android – Bài 1: Hello World

Chào các bạn, bắt đầu từ hôm nay mình sẽ viết loạt bài hướng dẫn lập trình Android một cách bài bản nhất theo kinh nghiệm mình có. Mặc dù trước đây cũng đã có viết rồi nhưng tự nhận thấy chưa đáp ứng được với cách tiếp cận của các bạn nên mình quyết định viết lại từ đầu và có chọn lọc, giữ lại những gì cần thiết của những bài trước đây. Mình sẽ cố gắng viết làm sao để các bạn dễ học nhất có thể, như lúc mình giảng bài trực tiếp trên lớp.

[qads]

1. Lập trình là gì?

Hỏi câu này ra với nhiều bạn có lẽ các bạn lại cười nhạt cho, nhưng mình vẫn đặt vấn đề ra ở đây, vì mình viết không phải cho các bạn đã biết lập trình mà cho cả những bạn chưa biết lập trình là gì.

Lập trình

  • Lập trình theo định nghĩa của mình đó là một quá trình sáng tạo để hướng dẫn máy tính làm một công việc nào đó. Nó giống y hệt như quá trình dạy học của giáo viên cho học sinh, sinh viên, vì vậy khi bạn lập trình thì bạn chính là giáo viên – giáo viên dạy máy móc làm được những công việc mà chính bạn muốn làm.
  • Lập trình Android là quá trình sáng tạo để làm sao bạn dạy chiếc điện thoại chạy Android của bạn làm một công việc nào đó thông qua một loạt các dòng lệnh được đúc kết lại trong một ứng dụng. Có nghĩa là các bạn viết các dòng lệnh – giống như viết văn nhưng theo một cú pháp, quy tắc chuẩn nào đó để tạo ra một ứng dụng phục vụ được công việc bạn cần làm.

2. Cần gì để học lập trình Android

Để học lập trình android bạn cần những điều cơ bản sau:

  • Biết căn bản về Java. Hiện tại Android sử dụng ngôn ngữ Java để viết lệnh nên bạn cần biết căn bản về nó.
  • Có một máy tính với RAM 4Gb trở lên, Chip Core I3 trở lên. Nếu cấu hình thấp hơn vẫn có thể làm được nhưng máy chạy sẽ chậm gây khó chịu trong quá trình học tập và làm việc.

3. Cài đặt công cụ

B1: Cài đặt JDK. JDK là môi trường để chúng ta có thể sử dụng được Android Studio. Các bạn vào đây để download và cài đặt.

B2: Cài đặt Android studio. Ngày trước để lập trình Android, chúng ta dùng Eclipse, nhưng hiện tại nó đã bị “bỏ rơi” và giờ chúng ta dùng Android Studio. Các bạn lên trang chủ download về cài đặt bình thường. Có lẽ cũng mất khá thời gian của bạn đó. https://developer.android.com/studio/index.html

B3 (Tùy ý): Lập trình Android thì phải có điện thoại Android để chạy chứ. Nếu các bạn có điện thoại Android để chạy thì quá tốt, còn nếu không có thì trong hệ thống Android Studio có sẵn máy ảo cho bạn dùng. Ngoài ra các bạn có thể cài đặt genymotion (Xem tại đây bài viết hoặc video hướng dẫn) vì mình cảm thấy nó chạy nhanh hơn máy ảo của hệ thống có sẵn.

B4 (Tùy ý): Ngoài ra, nếu dùng windows mà muốn kết nối với điện thoại thật để chạy ứng dụng, các bạn cần có driver hỗ trợ cho dòng điện thoại của bạn. Bạn lên google.com tìm driver ứng với điện thoại của bạn và cài vào máy tính là ok. (Ví dụ: Driver samsung galaxy J5 for windows).

Hy vọng các bạn có thể cài đặt mọi thứ thành công. Vì không thể gặp và hướng dẫn các bạn cài đặt trực tiếp nên mình chỉ có thể viết hướng dẫn các bạn đến vậy thôi.

4. Tạo ứng dụng Android đầu tiên – Hello world

Bây giờ đến lúc chúng ta bắt tay vào viết ứng dụng đầu tiên rồi, ứng dụng Hello world (Chào thế giới).

Trong các bài viết này, mình sử dụng Android Studio 2.1.2 là bản mới nhất hiện tại.

Các bạn mở Android Studio lên sẽ có giao diện như sau:start-android-studio

Các bạn click để tạo Project mới nhé. Chúng ta sẽ tiếp tục như dưới đây.

create-project-android

Tại đây các bạn chú ý 4 điều sau:

  • Tên Project: là tên dự án của bạn, bạn nên (phải) đặt theo quy tắc đặt tên của Java. Tức là viết liền không dấu và các chữ cái đầu tiên của mỗi từ được viết hoa.
  • Tên miền: tùy ý bạn nhưng nên đặt theo tên công ty, tên đội nhóm hoặc tên bạn
  • Package name: Đây là mã của ứng dụng, mỗi ứng dụng có một mã duy nhất và không thể trùng nhau. Khi đăng tải lên Play store thì nó không được bắt đầu bằng example. Bình thường nó sẽ lấy tên miền nối với tên project nhưng bạn có thể sửa bằng cách ấn nút Edit ở bên phải.
  • Project location: Vị trí lưu Project của bạn trong máy tính. Bạn nên đặt ở ổ D, E – nơi mà khi cài lại hệ điều hành thì dữ liệu không mất đi.

Rồi, click Next và tiếp tục.

select-app-type

Tại đây các bạn tích chọn thể loại của ứng dụng là dành cho điện thoại và tablet hay wear (đồng hồ), Tivi, Glass (kính android). Tất nhiên chúng ta sẽ chọn cái đầu tiên là cho điện thoại. Click Next và tiếp tục.

select-activity-type

Tại đây chúng ta chọn thể loại giao diện mở đầu cho ứng dụng, gọi là Activity. Sau này mình sẽ nói rõ hơn về Activity và giờ các bạn cứ chọn “Empty Activity” – Giao diện trống đã.

Tiếp theo click Next và đặt tên cho Activity, tại đây chúng ta có 2 file được sinh ra, 1 là file Java xử lý code sự kiện, dữ liệu và 1 là file xml để thiết kế giao diện. Mặc định các bạn cứ để nguyên và click next.set-activity-name

Sau khi next xong, Android Studio sẽ xử lý tạo Project cho chúng ta. Quá trình có thể nhanh chậm tùy máy, nhưng trung bình khoảng 10-20s là xong. Và chúng ta có màn hình như sau.

 

android-app

Bên tay trái là khung cấu trúc Project của chúng ta, bên tay phải là trình soạn thảo code. Hiện tại đang có 2 file được mở là MainActivity.java và activity_main.xml. File Java để viết code sự kiện, dữ liệu, file xml để thiết kế giao diện như mình nói ở trên. Bây giờ bạn có thể click nút Run để chạy ứng dụng luôn. Sau khi chạy ứng dụng, chương trình sẽ hỏi bạn để chọn máy điện thoại thật (nếu bạn kết nối) hoặc chọn mở máy ảo thì bạn làm theo tùy vào những gì bạn có.

Sau khi chạy lên, chúng ta sẽ thấy điện thoại (thật hoặc ảo) chạy ứng dụng, màn hình có chữ Hello world.

hello-world-android

Nếu các bạn mở file activity_main.xml ở tab design thì có thể nhìn thấy bản thiết kế giao diện của chúng ta giống với khi chạy ứng dụng lên.

android-app-layout

Vậy là xong, rất mong các bạn có thể bắt đầu bài Hello world một cách dễ dàng. Mọi thắc mắc góp ý xin comment ở phía dưới bài viết.