Giới thiệu về hệ điều hành android

Bài viết được viết bởi Nguyễn Văn Chung trong loạt bài hướng dẫn Android của Hội lập trình PTIT

Như các bạn đã biết Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất hiện tại, cũng như phát triển nhanh nhất. Do vậy tiềm năng với nó rất lớn, mặc dù song hành cũng nó còn có các hệ điều hành khác như IOS hay là Winphone nhưng ở đây tôi chỉ muốn đề cập tới Android mà thôi.
Lịch sử của Android ra đời vào vào năm 2005, là một phần của chiến lược không gian mobile. Nó là hệ điều hành nhân Linux và sau đó được goolge mua lại và họ đã đưa Android trở thành một hệ điều hành mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là bạn có thể download mã nguồn Android và phục vụ cho những mục đích riêng của mình. Hiện tại thì Android xuất hiện hầu như trong các sản phẩm của các nhà sản xuất lớn Samsung, Sony, Htc…từ điện thoại thông minh-smart phone cho tới máy tính bảng, ti vi…Và có thể nói đây là một trong những nguyên nhân để nó phát triển mạnh tới vậy cũng là tiềm năng lớn cho các lập trình viên với hệ điều hành này.
Hệ điều hành Android phát triển ngày càng lớn mạnh và kể từ khi nó ra đời tới giờ nó đã có các phiên bản sau.
android-dashboard

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy thì phần các phiên bản Android từ 4.x đang dần thay thế các phiên bản Android 2.x. Riêng phiên bản 3.0 được dùng cho các máy tính bảng.

Dựa vào nó các bạn có thể đưa ra hướng phát triển cho riêng mình chỉ hộ trợ các phiên bản từ 4.x trở lên hoặc hộ trợ tất cả các phiên bản của Android.

Kiến trúc cơ bản của hệ điều hành Android

Android gồm 5 phần chính sau được chứa trong 4 lớp:

  1. Nhân Linux: Đây là nhân nền tảng mà hệ điều hành Android dựa vào nó để phát triển. Đâu là lớp chứa tất cả các thiết bị giao tiếp ở mức thấp dùng để điều khiển các phần cứng khác trên thiết bị Android.
  2. Thư viện: Chứa tất cả các mã cái mà cung cấp cấp những tính năng chính của hệ điều hành Android, đôi với ví dụ này thì SQLite là thư viện cung cấp việc hộ trợ làm việc với database dùng để chứa dữ liệu. Hoặc Webkit là thư viện cung cấp những tính năng cho trình duyệt Web.
  3. Android runtime: Là tầng cùng với lớp thư viện Android runtime cung cấp một tập các thư viện cốt lỗi để cho phép các lập trình viên phát triển viết ứng dụng bằng việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java. Android Runtime bao gốm máy ảo Dalvik(ở các version < 4.4, hiện tài là phiên bản máy ảo ART được cho là mạnh mẽ hơn trong việc xử lý biên dịch). Là cái để điều khiển mọi hoạt động của ứng dụng Android chạy trên nó(máy ảo Dalvik sẽ biên dịch ứng dụng để nó có thể chạy(thực thi) được , tương tự như các ứng dụng được biên dịch trên máy ảo Java vậy). Ngoài ra máy ảo còn giúp tối ưu năng lượng pin cũng như CPU của thiết bị Android
  4. Android framework: Là phần thể hiện các khả năng khác nhau của Android(kết nối, thông báo, truy xuất dữ liệu) cho nhà phát triển ứng dụng, chúng có thể được tạo ra để sử dụng trong các ứng dụng của họ.
  5. Application: Tầng ứng dụng là tầng bạn có thể tìm thấy chuyển các thiết bị Android như Contact, trình duyệt…Và mọi ứng dụng bạn viết đều nằm trên tầng này.

Dưới đây là hình ảnh cho các tầng này

android- system-layer

Vậy là tôi đã giới thiệu xong cơ bản về hệ điều hành Android để các bạn có thể nắm được.

Chi tiết hơn các bạn có thể vào trang http://source.android.com/ để biết thêm thông tin chi tiết hơn về hệ điều hành này.